Sau cùng, có thể bạn đã nặn óc, bao gồm xem xét cả những thứ bạn giỏi nhưng không hề thấy bản thân có hứng thú với bất kỳ điều gì. Vậy, bạn có thể đọc bài này để thả lõng nhé. Hãy nhẹ nhàng thôi, đừng gồng!
1. Cảm giác về đam mê của mỗi người khác nhau
Có lẽ vấn đề lớn nhất đối với văn hóa “sống theo đam mê của bạn” là sự cảm nhận niềm đam mê trong mỗi người khác nhau.
Cách nhìn kinh điển về thành công có lẽ gắn liền với câu nói (được cho là của Khổng Tử): Chọn một công việc mà bạn yêu và bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong đời cả.
Câu nói này có lẽ được đẩy đi xa hơn bởi những viễn cảnh mà các diễn giả vẽ ra: thức dậy, vươn vai thật sảng khoái, mở toang cửa sổ đón ánh sáng ban mai và bước chân sáo cho một ngày đầy năng lượng phía trước.
Tất nhiên, có những người như vậy thật, họ đầy năng lượng, hoạt bát và chẳng thể đợi để được làm việc của họ.
Nhưng…không phải ai trên cuộc đời này cũng đều giống như nhau. Có những người cảm nhận rất khác.
Vì bạn đang đọc bài viết này, bạn có thể là một trong số họ.
Đối với bạn, niềm đam mê có thể không lấp đầy bạn bằng ngọn lửa mãnh liệt. Nó có thể giống một cục than hồng phát sáng hơn. Bạn có thể cảm thấy thích thú với điều gì đó mà không nhất thiết phải cảm thấy bắt buộc phải làm việc đó mỗi giờ kể từ khi thức dậy.
Nhưng bởi vì bạn tin rằng niềm đam mê PHẢI mãnh liệt, nên bạn không quan tâm đến bất cứ điều gì khác như một cảm xúc thoáng qua.
Bạn có thể có một tính cách dè dặt hơn – một tính cách không phải lúc nào cũng trông có vẻ phấn khởi.
Đối với bạn, niềm đam mê có thể cảm thấy thoải mái hơn, ấm áp hơn, dễ chịu hơn, thậm chí là một sự nhẹ nhõm.
Vì vậy, đừng bỏ qua một cảm giác chỉ vì nó không đáp ứng được định nghĩa của xã hội về niềm đam mê.
Và chắc chắn đừng nhìn vào người khác để xem bề ngoài đam mê trông như thế nào. Bạn có thể không giống họ.
2. Đừng giới hạn niềm đam mê có ý nghĩa như thế nào đối với bạn.
Một lần nữa, niềm tin chung cho rằng niềm đam mê là một cái gì đó lớn lao và táo bạo.
Khi ai đó nói rằng họ có niềm đam mê với guitar, bạn có thể tưởng tượng rằng họ đã được đào tạo đến trình độ cao và họ thường xuyên biểu diễn fingerstyle.
Trên thực tế, bạn có thể có niềm đam mê với đàn guitar và chỉ thích chơi nó vào thời gian rảnh, ở trình độ của riêng bạn – bất kể đó là gì.
Bạn không cần phải gây ấn tượng với người khác bằng niềm đam mê của mình. Dù gì thì chúng cũng là của bạn. Nếu bạn cảm thấy thích thú hoặc nhận ra ý nghĩa nào đó từ chúng, đó là điều quan trọng nhất.
Bạn có thể có niềm đam mê với trò chơi ghép hình nếu đó là điều mà bạn thường thích làm.
Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải nhảy ra khỏi giường vào buổi sáng và cảm thấy cần phải chinh phục thế giới thì mới gọi là đam mê.
Nhưng chờ đã, đó chẳng phải là một sở thích sao? Bạn có thể hỏi vậy.
Chắc chắn, đó là một sở thích, nhưng để duy trì một sở thích, bạn phải cảm thấy tích cực với nó. Và nếu bạn cảm thấy tích cực với nó, tại sao nó không được coi là một niềm đam mê?
Sở thích có thể đến và đi. Những đam mê có thể đến và đi.
Đừng loại khả năng một thứ là đam mê chỉ vì nó không phù hợp với quan điểm khuôn mẫu của xã hội hay của ai đó.

3. Không phải lúc nào bạn cũng cảm thấy sẵn sàng hoặc có thể theo đuổi đam mê.
Tuy nhiên, một huyền thoại khác mà mọi người tin về niềm đam mê là bạn phải luôn sẵn sàng theo đuổi chúng.
Rằng nếu bạn thực sự đam mê điều gì đó, bạn sẽ không để mọi thứ cản trở mình và bạn sẽ không thỏa hiệp.
Nghe vô nghĩa thật!
Không ai lúc nào cũng có thể tìm thấy năng lượng hoặc động lực để theo đuổi đam mê.
Cuộc sống tiếp diễn. Bạn bận rộn. Bạn thấy mình đang gặp cản trở để cam kết với điều mà bạn cho là bạn mê.
Vì vậy, bạn viết nó ra rồi tự nhủ nó là thứ gì đó mà bạn không được đam mê cho lắm.
Đừng vội vàng như vậy!
Mấy niềm đam mê có thể được đặt lên hàng đầu nếu cần thiết. Chúng có thể được giữ lửa cho đến khi bạn sẵn sàng theo đuổi chúng một lần nữa.
Chỉ vì bạn không thể dành từng giây rảnh rỗi bạn có cho một thứ gì đó, không có nghĩa là bạn không thể đam mê nó.
Cũng giống như mọi thứ khác, nếu bạn tìm kiếm sự hoàn hảo trong sự đam mê, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy nó.
4. Đừng mong đợi “kết quả” từ niềm đam mê của bạn.
Có niềm đam mê cho một thứ cụ thể không có nghĩa là bạn phải đạt được một số kết quả từ nó.
Những đam mê, mặc dù có liên quan đến mục tiêu thì cũng không nên được coi là mục tiêu.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn không có niềm đam mê với điều gì đó vì bạn không đạt được những thành quả nhất định từ đó, hãy suy nghĩ lại.
Không cần phải tạo áp lực cho việc bạn tận hưởng niềm đam mê bằng cách nhấn mạnh rằng, nếu đó thực sự là một niềm đam mê, bạn sẽ làm X, Y hoặc Z.
Chỉ cần tận hưởng quá trình làm việc đó, bất kể điều đó có thể là gì. Hãy nhớ rằng người chơi guitar chơi hoàn toàn để thưởng thức, bất kể họ có thể chơi tốt bao nhiêu.
5. Bạn có thể đam mê dù có những cản trở từ hoàn cảnh
Bạn có phải vật lộn để cảm thấy đam mê điều gì đó vì bạn không có thời gian hoặc nguồn lực để sống 100% với nó không?
Có thể bạn rất quan tâm đến môi trường, nhưng bạn không có thời gian để làm tình nguyện viên dọn dẹp bãi biển hoặc không có tiền để mua thực phẩm hữu cơ.
Điều này có nghĩa là bạn vẫn không thể có niềm say mê đó ư?
Dĩ nhiên là không.
Đơn giản là bạn phải tìm cách biến niềm đam mê phù hợp với khả năng của mình.
Vì vậy, trong ví dụ về môi trường, bạn có thể tập trung vào việc cắt giảm chất thải hoặc tìm kiếm các cửa hàng tiết kiệm để mua đồ cũ thay vì mua mới.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể có niềm đam mê với công việc giảng dạy, nhưng bạn cảm thấy không thể chuyển sang nghề dạy học ngay bây giờ, bạn vẫn có thể chia sẻ sự thông thái và kiến thức của mình với những người khác thông qua blog, vlog, podcast hoặc bằng cách nói chuyện ở những nơi cộng đồng.
Nói cách khác, đừng tự huyễn hoặc mình khi nghĩ rằng bạn không đam mê điều gì đó chỉ vì bạn không thể thay đổi toàn bộ hoàn cảnh cuộc sống của mình để phù hợp với nó.
Tìm cách đưa nó vào cuộc sống của bạn mà không tạo ra những thay đổi lớn.
6. Sự nghiệp của bạn không phải lúc nào cũng có thể phù hợp với đam mê của bạn.
Nhiều người nghĩ rằng khi bạn có niềm đam mê thực sự với một thứ gì đó thì bạn nên cố gắng tìm cách biến thứ đó thành một cách để kiếm sống.
Rằng nếu bạn là một người đam mê quần vợt, bạn nên chuyển sang chuyên nghiệp.
Rằng nếu bạn có đam mê với nghề làm bánh thì nên mở tiệm bánh mì.
Nhưng đây là sự thật: đa số niềm đam mê không phù hợp để trở thành một nghề hay một công việc làm ăn.
Hầu hết thời gian, công việc của bạn chỉ là một cái gì đó bạn phải làm để thanh toán các hóa đơn và đặt thức ăn lên bàn.
Nghe có vẻ khó nghe, nhưng đôi khi bạn phải chấp nhận rằng công việc của mình – công việc bạn dành cả phần lớn cuộc đời để làm – không phải là điều bạn đam mê.
Hãy nhớ điểm số 4 ở trên và đừng mong đợi kết quả là tiền lương hoặc thu nhập từ niềm đam mê của bạn.
Thay vào đó, hãy tìm cách thực hiện những đam mê của bạn trong thời gian rảnh rỗi trước cái đã.
7. Đừng lo lắng về việc ngành học phải khớp với đam mê
Khi bạn còn trẻ và đang phân vân lựa chọn ngành học, lời khuyên bạn có thể nghe là hãy chọn thứ mà bạn đam mê.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không chắc chắn đam mê của mình là gì?
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không biết mình muốn đi vào lĩnh vực nào?
Hãy nhớ rằng bạn không hề đơn độc trong hoàn cảnh này.
Thật hiếm khi ai đó có thể vạch ra toàn bộ cuộc đời của họ ở độ tuổi trẻ như vậy.
Hầu hết mọi người chọn một khóa học hoặc một ngành mà họ cảm thấy rằng họ vẫn có sự quan tâm và có thể làm tốt.
Và đó là tất cả những gì bạn có thể làm nếu bạn không chắc mình muốn làm gì trong sự nghiệp của mình.
8. Bạn có thể có nhiều niềm đam mê nhỏ thay vì một niềm đam mê lớn.
Một số người có rất nhiều sở thích và thú vui nhưng vẫn thấy bản thân không có niềm đam mê thực sự đối với bất cứ điều gì đặc biệt.
Điều này quay trở lại điểm đầu tiên của chúng ta về việc biết niềm đam mê có ý nghĩa như thế nào đối với bạn.
Bạn có thể quăng mình vào thế giới sở thích, đắm chìm vào nhiều trò tiêu khiển khác nhau.
Đôi khi đam mê của bạn là khám phá những thử thách mới chứ không phải ở nguyên vị trí với một món nào. Và chúng trông thật đa dạng, phải không!
9. Xem xét liệu bạn có thể bị trầm cảm hay không.
Nếu không có điều nào ở trên có ý nghĩa với bạn, đã đến lúc xem xét khả năng bạn có thể bị trầm cảm.
Một triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm là một cái gì đó được gọi là hội chứng không niềm vui (anhedonia). Đó là khi bạn mất hết hứng thú với những thứ mà bạn từng thích thú.
Nếu bạn nghĩ rằng có một chút khả năng bạn có thể bị trầm cảm, đã đến lúc nói chuyện với ai đó – bác sĩ, nhân viên hỗ trợ hoặc thậm chí là bạn thân hoặc thành viên gia đình của mình.
Dòng kết
Có thể nói đây là một trong những bài viết hay về dễ nuốt nhất về đam mê mà Phong sưu tầm được. Tác giả cứ như thể biết được rằng diễn biến tâm lý gì, suy nghĩ gì xảy ra trong mỗi người khi suốt một thời gian dài họ không tìm thấy thứ họ muốn làm.
Bài viết này có thể là một liều detox (thải độc) cho những tâm hồn đã bị nhồi sọ bởi xã hội về niềm đam mê, khiến đam mê trông như một cỗ máy kiếm tiền, hoặc là cỗ máy phục vụ cho xã hội. Ở đó, đam mê phải thuộc về xã hội, phải là gì đó lớn lao chứ không được giữ trong phạm vi cá nhân, giữ trong niềm vui mỗi ngày của một người.
Phong mong bạn sẽ cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm hơn với những tư tưởng này. Hãy để đam mê là điều gì đó bình thường trước đã. Nếu nó mãnh liệt hơn, nó sẽ tự phát tác vào đúng lúc, bạn không cần phải bận tâm vì điều đó.
Nguồn: aconsciousrethink.com
Tất cả bài về đam mê Ở ĐÂY NÈ
- Cách mua sách từ Thriftbooks và Amazon về Việt Nam (Giá rẻ) - 31/05/2023
- [góc nhìn] AI, phát minh cuối cùng của nhân loại? - 20/04/2023
- Nói về Tác Hại của Truyện Đam Mỹ (GẮT) - 01/03/2023
“Đôi khi đam mê của bạn là khám phá những thử thách mới chứ không phải ở nguyên vị trí với một món nào. Và chúng trông thật đa dạng, phải không!”
Đam mê của tui là thay đổi sở thích, chưa bao giờ thích cái gì quá lâu cả. Hihi.
Đam mê sự thay đổi hả 🥴😄